10 PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO CÓ TÍNH THAM GIA CAO

Mỗi người học có cách tiếp thu và học tập riêng biệt. Bằng cách sử dụng nhiều phương pháp đào tạo khác nhau, chúng ta có thể phục vụ tốt hơn nhu cầu học tập đa dạng của học viên. Một số người học tốt qua việc nghe, trong khi người khác có thể học tốt hơn thông qua việc thực hành hoặc thảo luận. Đa dạng hóa phương pháp giúp tạo ra sự thú vị và tương tác trong quá trình học tập. Nếu một môi trường học tập chỉ dựa vào một phương pháp đào tạo duy nhất, nguy cơ mất hứng thú và thụ động hóa học viên cao.

Sự kết hợp giữa các phương pháp khác nhau có thể giúp học viên phát triển kỹ năng toàn diện hơn, bao gồm kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, và nhiều khía cạnh khác. Và khi học viên tiếp xúc với nhiều phương pháp khác nhau, họ có cơ hội mở rộng tư duy và phát triển sự sáng tạo. SUCCESS xin giới thiệu đến bạn 10 phương pháp đào tạo có tính tham gia cao phổ biến trong đào tạo

  1. Brainstorm: Động não là một kỹ thuật đào tạo tích cực, thông qua thảo luận, nhằm huy động những ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề, của mọi thành viên tham gia thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng, nhằm tạo ra “cơn lốc” các ý tưởng. Các ý niệm/hình ảnh về vấn đề trước hết được nêu ra một cách rất phóng khoáng và ngẫu nhiên theo dòng suy nghĩ càng nhiều, càng đủ càng tốt. Các ý kiến có thể rất rộng và sâu cũng như không giới hạn bởi các khía cạnh nhỏ nhặt nhất của vấn đề mà những người tham gia nghĩ tới.
  2. Team work / Group discussion (Làm việc nhóm): Kỹ năng làm việc nhóm có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng tổng quan chúng ta có thể hiểu đó là khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác tích cực giữa người này với người khác, nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu chung. Đào tạo kỹ năng làm việc nhóm được thiết kế để phù hợp với nhu cầu của khách hàng và hoàn thành các mục tiêu bạn đặt ra, cụ thể là đối với tổ chức của bạn hoặc nhu cầu của bạn
  3. Self reflection (Cảm nghiệm) : Self-reflection (suy tưởng, cảm nghiệm) được nhắc đến với vai trò rất quan trọng trong việc học tập và làm việc của người trưởng thành (adult learning). Tuy vậy, việc thành thục kĩ năng self-reflection, cũng như ứng dụng self-reflection trong học và dạy học lại không phải là việc đơn giản. Self- reflextiion không phải là ‘phát biểu cảm tưởng’ chung chung về cái gì đó mà là một hoạt động học tập chuyên biệt, có tổ chức, có ý đồ và cần kĩ năng để có thể đạt được kết quả tốt nhất.
  4. Role play (Đóng vai): Role playing (đào tạo nhập vai) là một phương pháp đào tạo, trong đó học viên thực hiện các tình huống dưới sự hướng dẫn của người giảng viên. Trong mỗi kịch bản, học viên đảm nhận một vai trò và diễn xuất cảnh đó như thể nó có thật. Thông thường, việc đào tạo bao giờ cũng bắt đầu từ lý thuyết trước rồi mới đến thực hành. Còn đối với Role Playing, kiến thức, kỹ năng được các thành viên tham gia trò chơi nắm bắt gần cùng một lúc.
    Ví dụ: hai người có thể mô phỏng cuộc gặp giữa một nhân viên và một khách hàng đang giận dữ. Sau đó, giảng viên và những người tham gia khác có thể đưa ra phản hồi cho những người đóng vai.
  5. Case study: Case study – nghiên cứu tình huống đã là một phương pháp quen thuộc trong lĩnh vực đào tạo, được ứng dụng rộng rãi trong các trường đại học và doanh nghiệp. Việc áp dụng hình thức đào tạo này góp phần gia tăng tối đa hiệu quả của khóa học bởi tính thực tế, cụ thể, dễ dàng vận dụng.
  6. Cinema: Có một loạt nghiên cứu cho thấy rằng người học được học thông qua các hình ảnh đa phương tiện tốt hơn là phương pháp giảng dạy bằng lời nói. Hakkâri và cộng sự (2008) xác nhận rằng người học có thể tập trung vào bài giảng nhiều gấp 2 lần nếu sử dụng giảng dạy qua phim ảnh, do đó, việc sử dụng tình huống phim có tầm quan trọng đáng kể để thu hút sự chú ý trong thời gian dài.
  7. Gamification (Game hoá các hoạt động): Gamification là game hoá các hoạt động trong đào tạo – huấn luyện nhằm tạo ra môi trường học tập đầy tính tham gia, tương tác và trải nghiệm. Các hoạt động dưới khái niệm gamification còn được gọi là education game (edu-games). Games trong gamification chắc chắn không phải là những trò chơi mang tính giải trí, phá băng, khởi động mà có thể được thiết kế và tổ chức với nhiều hình thức khác nhau nhằm tạo ra cơ hội tự học tập cho người học. Với gamification, người học chắc chắn sẽ tự vỡ ra bài học cho chính mình và như thế bài học là của họ, thuộc về họ. Các hoạt động dưới hình thức gamification có thể là: Trò chơi, Hoạt động, Mô hình giả lập, Tình huống, Bài tập thực hành, Vở kịch.
  8. Experiment (Thực nghiệm): Phương pháp thực nghiệm là hình thức đào tạo cho phép các học viên áp dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào môi trường làm việc thực tế. Phương pháp này cho các ứng viên thấy sự đầu tư và quan tâm của doanh nghiệp trong việc phát triển năng lực nhân viên. Đào tạo thực nghiệm trong công việc giúp các doanh nghiệp xây dựng một đội ngũ nhân viên có tay nghề cao cũng như sở hữu một tư duy không ngừng học hỏi. Nhờ vậy, nhân viên có thể cảm nhận được cơ hội thăng tiến của bản thân trong công việc và trở nên trung thành hơn với công ty.
  9. Study trip (Chuyến học tập thực tế):Học tập kết hợp tham quan, khảo sát, trao đổi kinh nghiệm là phương pháp học tập thực tế và hiệu quả, được áp dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực.  Mục đích là giúp các học viên học hỏi kiến thức, kinh nghiệm thực tế, các mô hình, cách làm việc hay và hiệu quả trong một lĩnh vực nào đó để rồi áp dụng và cuộc sống, công việc của doanh nghiệp mình. Các chuyến study trip đều có mục tiêu học tập cụ thể, rõ rang và nội dung chi tiết theo từng ngày tại từng điểm đến để đạt hiệu quả như mong muốn.
  10. Edutainment (Giáo dục giải trí): Đây là một từ ghép của hai từ giáo dục (Education) và giải trí (Entertainment), phương pháp này mô tả những cách học đầy thú vị, học thông qua chơi, chơi mà học. Trái ngược với những cách giáo dục truyền thống, giáo dục giải trí thường chứa đựng nhiều tương tác, các hoạt động vui chơi, câu chuyện, kích thích các giác quan và trí tưởng tượng của học viên. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *