1. GIAO TIẾP BẰNG MẮT VỚI NGUYÊN TẮC 70/80
Với cách giao tiếp này, mắt của bạn cần nhìn thẳng vào khuôn mặt của đối phương khi đang trò chuyện. Câu hỏi được đặt ra là bạn cần nhìn trong bao lâu? Vì đôi lúc, việc nhìn thẳng vào người khác sẽ khiến chúng ta ngại ngùng và người đối diện cũng không thoải mái. Theo một số nghiên cứu mà Linh tìm hiểu được thì 7 giây là khoảng thời gian phù hợp, đủ để tạo ấn tượng đầu tiên với người đối diện. Dù ngắn nhưng điều này cũng nhắc nhở chúng ta rằng một vài cử chỉ nhỏ nhất có thể để lại ảnh hưởng rất lớn
Theo một số nghiên cứu, 7 giây là khoảng thời gian phù hợp, đủ để tạo ấn tượng đầu tiên với người đối diện.
Khi bạn không nhìn vào ánh mắt của người khác, đặc biệt khi mới bắt đầu cuộc trò chuyện, bạn sẽ bị đánh giá là người tự ti, hoặc đối phương sẽ cảm thấy bạn không quan tâm về những gì họ đang nói. Ngược lại nếu bạn nhìn chằm chằm thì họ sẽ đánh giá bạn quá nghiêm túc. Cả hai điều này chúng ta đều cần tránh.
Để cân bằng, bạn có thể áp dụng nguyên tắc 70/80. Khi là người nói, bạn cần nhìn vào mắt đối phương khoảng 70% thời gian, hoặc nhìn vào mắt họ 4 đến 5 giây trước khi hướng ánh nhìn ra chỗ khác. Thời gian này tương đương khoảng 3 đến 4 câu nói thông thường. Ví dụ:
Khi nói 4 câu này, Linh sẽ liên tục nhìn vào ánh mắt của đối phương. Vì khi bạn đang chia sẻ cùng một khái niệm thì mình nên giữ ánh mắt nhìn thằng, rồi sau đó có thể nhìn qua chỗ khác trước khi trở lại.
Ngược lại, khi lắng nghe, bạn cần dành 80% thời gian để giao tiếp bằng mắt với người đối diện. Lúc này, bạn cần thể hiện sự quan tâm về những gì đối phương đang nói, tạo cho họ cảm giác tin tưởng, và muốn chia sẻ thêm. Đây là yếu tố quan trọng để bạn có thể tiếp tục buổi trò chuyện trong không khí cởi mở và thân thiện.
2. VỊ TRÍ VÀ KHOẢNG CÁCH KHI GIAO TIẾP
Một khoảng cách phù hợp sẽ tạo ra sự hài hoà và thoải mái trong cuộc trò chuyện. Nhà nhân chủng học người Mỹ Edward T. Hall, từng nghiên cứu về không gian cá nhân, xác định rằng có 4 vùng khoảng cách giữa con người khi giao tiếp.
a. Vùng thân mật : Từ 15cm – 45cm
Đây là vùng mà bạn bảo vệ cơ thể như tài sản của mình. Khoảng cách giao tiếp này thường chỉ áp dụng với những người gần gũi với bạn như vợ chồng, cha mẹ, con cái, người yêu.
b. Vùng riêng tư: từ 45cm – 1,2m
Đây là khoảng cách dành cho những cuộc gặp gỡ trong không gian bữa tiệc, liên hoan, hay giao tiếp xã hội, và họp mặt thân mật.
c. Vùng xã giao: từ 1,2m – 3,6m
Chúng ta giữ khoảng cách này với những người lạ, những người mà chúng ta gặp nhưng không thân thiết ở môi trường làm việc hay môi trường công cộng.
d. Vùng công cộng: trên 3,6m
Khi phát biểu trước đám đông thì đây là khoảng cách thoải mái mà ta chọn đứng.
Mỗi người sẽ có một bong bóng không gian cá nhân mà mình cảm thấy thoải mái. Để an toàn, bạn hãy ở trong vùng xã giao của mình cho đến khi bạn chắc chắn rằng người kia muốn bạn đến gần hơn, chẳng hạn như nếu họ đưa tay ra để bắt. Bạn cũng có thể ghi nhớ các khoảng cách này và tập luyện để có tư thế đứng thoải mái nhất.
Lời kết
2 điều bài viết vừa chia sẻ ở trên là những lý thuyết quan trọng giúp bạn đạt hiệu quả cao trong giao tiếp. Nhưng để cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả, bạn cần: (1) tự luyện tập thường xuyên, (2) quan sát người khác khi họ giao tiếp trong các ngữ cảnh khác nhau, và (3) tìm một người bạn tin tưởng để cùng tập luyện và cho phản hồi.
Nguồn: sưu tầm internet
BÀI VIẾT GẦN ĐÂY
TÀI LIỆU CT “ĐÀO TẠO – HUẤN LUYỆN: LÀM SAO ĐỂ THỊNH VƯỢNG VỚI NGHỀ?
SUCCESS Training & Coaching tặng Bạn tài liệu miễn phí về chủ đề…
TÀI LIỆU CT “GAMIFICATION IN TRAINING – PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO HIỆN ĐẠI VÀ TƯƠNG TÁC CAO”
SUCCESS Training & Coaching tặng Bạn tài liệu miễn phí về chủ đề…
KHAI THÁC TỐI ĐA TIỀM NĂNG CỦA NHÂN VIÊN VỚI MÔ HÌNH GROW
Mô hình GROW là gì? Mô hình GROW là một công cụ huấn…