Bạn đã bao giờ tự hỏi, nhân viên của mình cần điều gì nhất từ nhà lãnh đạo? Họ mong muốn nhận được tiền lương cao, điều kiện làm việc lý tưởng hay cơ hội phát triển bản thân. Tuy nhiên, những điều kể trên đã có sẵn trong chính sách nhân sự. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ liệt kê cho bạn 5 điều nhân viên cần ở sếp của mình.
1. Tôn trọng nhân viên
Cho dù ở bất kỳ vị trí nào thì mỗi người đều có năng lực và những thế mạnh riêng. Nếu người quản lý nhìn ra những điểm mạnh của từng nhân viên, tôn trọng sự khác biệt của mỗi người, đánh giá cao họ thì chắc chắn họ sẽ phát huy được hết năng lực trong công việc. Không chỉ vậy, sự tôn trọng còn thể hiện qua lời nói, giọng điệu, hành động cụ thể của sếp khi tiếp xúc với nhân viên của mình. Và đương nhiên, một người quản lý như vậy sẽ nhận được sự quý mến, nể trọng từ cấp dưới.
2. Lắng nghe đề xuất
Mọi nhân viên trong công ty đều có quyền bình đẳng và phát ngôn. Ai cũng mong muốn được đưa ra đề xuất và ý tưởng để phát triển công ty vững mạnh. Nếu bạn từ chối ý tưởng, đề nghị của nhân viên, bạn đang đẩy những nhân sự giỏi của mình thành những con robot.
Bạn hãy lắng nghe những ý tưởng đó một cách thật tập trung. Hãy đóng góp thêm ý kiến để hoàn thiện đề xuất. Một khi bạn chấp nhận bản kế hoạch, đề xuất đó thì hãy dành thời gian để bắt tay xây dựng cùng nhân viên của mình.
3. Sự kết nối
Nhân viên đi làm không chỉ đơn giản là kiếm tiền. Họ còn còn muốn làm việc với mọi người và cho mọi người thấy sự thân thiện của mình. Tương tự, nhân viên cũng mong muốn sếp của mình làm như vậy. Một lời chào hỏi, một cuộc nói chuyện về gia đình, một nụ cười… những khoảnh khắc đó còn quan trọng hơn nhiều so với việc được đánh giá tốt tại các cuộc họp.
4. Thường xuyên khích lệ, khen ngợi – Chỉ trích riêng tư, khen ngợi công khai
Bạn có tin rằng, một câu ca ngợi của bạn vào buổi sáng hôm nay sẽ giúp nhân viên của bạn làm việc năng suất gấp 2 thậm chí gấp 3 lần không?
Việc bạn khen ngợi chính là động lực giúp cho nhân viên phát triển, làm việc hiệu quả. Thay vì nói những lời đay nghiến, lôi những khuyết điểm của nhân viên để chê bai, thì việc ca ngợi sẽ thúc đẩy thế mạnh của họ hơn rất nhiều.
Không có ai là người hoàn hảo về mọi mặt. Nhân viên của bạn cũng vậy, họ có những đóng góp tích cực cho công ty nhưng cũng sẽ có lúc mắc phải sai lầm. Do vậy, người quản lý cần tìm hiểu rõ nguyên nhân sai lầm của cấp dưới trong từng tình huống cụ thể để có cách xử lý phù hợp nhất.
Nếu cấp dưới cần phải thay đổi thì bạn nên gặp gỡ riêng tư, trao đổi, phân tích bằng thái độ điềm tĩnh, ngôn từ lịch thiệp; tuyệt đối không chỉ trích nặng lời họ trước mặt nhân viên khác. Còn nếu cấp dưới của bạn lập công, hãy khen ngợi và công nhận thành tích của họ một cách hợp lý và trước toàn thể đội nhóm. Đây cũng là cách tạo động lực và truyền cảm hứng cho nhân viên để họ ngày càng gắn bó với công ty.
5. Ứng xử công bằng, nhất quán
Đa số nhân viên đều có thể chấp nhận làm việc với một vị sếp đòi hỏi cao, hay phê bình nhân viên, nhưng đối xử công bằng với tất cả mọi người. Thách thức đối với nhà quản trị là phải đối xử với mỗi nhân viên theo một cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo sự công bằng, mà sự công bằng có được là dựa trên những chuẩn mực cụ thể, được sếp vận dụng nhất quán.
Việc thông báo rõ ràng nguyên nhân ra một quyết định nào đó đối với nhân viên này hoặc nhân viên kia sẽ tránh được tình trạng các nhân viên cho rằng sếp của họ thiên vị trong đối xử.
BÀI VIẾT KHÁC
7 GIẢI PHÁP THIẾT LẬP MỘT ĐỘI NHÓM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Đôi khi, việc xây dựng một đội nhóm mạnh mẽ, bền vững và…
5 GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CỦA BRUCE TUCKMAN
Giai đoạn Hình thành (Forming) Đây là giai đoạn được thành lập, các…
5 CẤP ĐỘ TƯƠNG TÁC TRONG ĐÀO TẠO HIỆN ĐẠI
Theo US Department Education (Bộ giáo dục và đào tạo Hoa Kỳ) sẽ…
TÀI LIỆU CT “ĐÀO TẠO – HUẤN LUYỆN: LÀM SAO ĐỂ THỊNH VƯỢNG VỚI NGHỀ?
SUCCESS Training & Coaching tặng Bạn tài liệu miễn phí về chủ đề…