Lắng nghe là một trong những kỹ năng giao tiếp quan trọng mà ai cũng cần rèn luyện. Khả năng lắng nghe có ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và chất lượng mối quan hệ. Nhưng thực tế, chúng ta chỉ nhớ từ 25% đến 50% những gì mình nghe được. Vì thế, nghe thôi là chưa đủ, bạn cần luyện tập kỹ năng lắng nghe chủ động trong giao tiếp (Active Listening). 👂
1) TẬP TRUNG CHÚ Ý VÀO NGƯỜI ĐỐI DIỆN
Bạn hãy dành cho người đối diện sự tập trung chú ý cao nhất. Hành vi giao tiếp không lời thể hiện qua sự tập trung của bạn sẽ mang lại hiệu quả tích cực.
Khi lắng nghe chủ động, bạn hãy hướng ánh mắt nhìn thẳng vào người nói và gạt dòng suy nghĩ mất tập trung trong đầu sang một bên. Bạn hãy lắng nghe trọn vẹn lời người đối diện chứ đừng chuẩn bị tâm lý để phản bác ngay. Bạn cũng có thể chọn không gian yên tĩnh phù hợp với mục đích cuộc trò chuyện để không bị phân tâm bởi các yếu tố môi trường. Không chỉ là ngôn từ, bạn còn cần tập trung “lắng nghe” ngôn ngữ cơ thể của người nói để nắm bắt thái độ của họ.
2) SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CƠ THỂ
Để giao tiếp hiệu quả, bạn còn cần thể hiện rằng mình đang tích cực tham gia vào cuộc hội thoại thông qua ngôn ngữ cơ thể lẫn cử chỉ của riêng mình. Nếu không, người nói có thể nghĩ rằng bạn đang không tập trung, không hứng thú hoặc không nắm bắt được thông điệp của cuộc hội thoại
Để thể hiện mình đang chủ động lắng nghe, hãy thỉnh thoảng gật đầu, mỉm cười hoặc sử dụng các sắc thái biểu cảm khác trên gương mặt. Bạn hãy đảm bảo tư thế đứng hoặc ngồi của mình đang hướng về người nói với đầy sự cởi mở và thích thú. Ngoài ra, bạn có thể khuyến khích người nói bằng những âm thanh nhỏ phù hợp với vị trí và tuổi tác như “dạ, vâng, đúng thế”.
3) CÓ SỰ TƯƠNG TÁC VÀ PHẢN HỒI PHÙ HỢP
Vai trò của một người lắng nghe chủ động là bạn cần hiểu được đúng và đủ thông điệp của người nói. Nhưng mỗi người có nhân sinh quan, thế giới quan, kiến thức và kinh nghiệm khác nhau. Chính những niềm tin cá nhân có thể làm sai lệch thông tin bạn nghe được.
Vì thế, bạn cần suy nghĩ về những gì mình được nghe và đặt câu hỏi khi cần. Thỉnh thoảng, bạn có thể đặt câu hỏi hoặc đưa ra phản hồi, xác nhận ý của người nói, tổng hợp các thông tin quan trọng: “Có phải ý của bạn là”, “Theo tôi hiểu ý của bạn là”. Hãy luôn thẳng thắn, cởi mở, trung thực nhưng cần khéo léo trong cách phản hồi. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề nhưng vẫn thể hiện được sự tôn trọng người đối diện.
Trở thành một người lắng nghe chủ động trong giao tiếp đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và sự tập trung. Bạn hãy lắng nghe người khác theo cách chính bạn mong muốn được lắng nghe. Hãy luyện tập 3 cách lắng nghe chủ động trên đây để trở thành người có phong cách giao tiếp chuyên nghiệp nhé!
Nguồn tổng hợp: Thái Vân Linh
BÀI VIẾT GẦN ĐÂY
TÀI LIỆU CT “ĐÀO TẠO – HUẤN LUYỆN: LÀM SAO ĐỂ THỊNH VƯỢNG VỚI NGHỀ?
SUCCESS Training & Coaching tặng Bạn tài liệu miễn phí về chủ đề…
TÀI LIỆU CT “GAMIFICATION IN TRAINING – PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO HIỆN ĐẠI VÀ TƯƠNG TÁC CAO”
SUCCESS Training & Coaching tặng Bạn tài liệu miễn phí về chủ đề…
KHAI THÁC TỐI ĐA TIỀM NĂNG CỦA NHÂN VIÊN VỚI MÔ HÌNH GROW
Mô hình GROW là gì? Mô hình GROW là một công cụ huấn…