PHÂN TÍCH 22 QUY TẮC KỂ CHUYỆN CỦA PIXAR

Giới thiệu

Năm 2011 một đồng nghiệp cũ của tôi ở Pixar, Emma Coats, đã tweet hàng loạt các cách kể chuyện mà sau đó được biên soạn thành một danh sách và lưu hành dưới tên gọi “22 quy tắc kể chuyện của Pixar.”

Cô đã nêu rõ trên blog của mình rằng các bài Tweets này là “một sự kết hợp của những điều học được từ các đạo diễn và các đồng nghiệp tại Pixar, từ việc nghe các tác giả và đạo diễn trao đổi với nhau về nghề của họ, và qua các thử nghiệm và chính các lỗi sai trong quá trình làm phim của riêng tôi.”

Tất cả chúng tôi đều học hỏi lẫn nhau tại Pixar, và đó chính là “ngôi trường dạy làm phim” tuyệt vời nhất mà bạn có thể có. Mọi người ở công tỉ đều không ngừng phấn đấu mỗi ngày để học hỏi thêm những điều mới, và họ luôn tìm cách vượt giới hạn của họ ngay cả trong các lĩnh vực vô cùng chuyên môn của mình. Việc chúng tôi chia sẻ ý tưởng với nhau đều được khuyến khích, và chính vì tinh thần đó mà 22 cái Tweets về các quy tắc kể chuyện đã được đăng lên.

Tuy nhiên, một số người đã xem danh sách này là công thức làm việc của Pixar và nhìn nó như một bộ quy tắc cứng nhắc và ngắn nhất để đảm bảo rằng khi bạn theo sát từng bước một thì bạn sẽ kể ra một câu chuyện thật “đúng cách.” Thế nhưng đó không phải là tinh thần ban đầu của bản danh sách này, những gì được chia sẻ đó chỉ giúp chúng ta suy nghĩ xem nên mở đầu một đoạn đối thoại như thế nào chứ không phải là hoàn thành một câu chuyện.

Sau tất cả thì một trăm bốn mươi kĩ tự còn xa mới đủ để phục vụ như là một “văn bản” bản tóm tắt đầy đủ một chủ đề vừa quan trọng vừa phức tạp như cách kể một câu chuyện. Dù sao thì kể từ khi danh sách này đã gắn liền với cái tên Pixar rồi, nên tôi nghĩ rằng với tư cách là nhân viên của Pixar, tôi sẽ viết một loạt các bài blog với một cái nhìn kĩ càng hơn về từng quy tắc này và hy vọng được là nó sẽ hữu ích cho tất cả mọi người.

Cuốn sách này chính là tập hợp của những bài viết blog tràn đầy cảm hứng, sự tìm tòi và cái nhìn sâu sắc với các nguyên tắc này, mà từ đó tôi tìm thấy sự đồng quan điểm cũng như sự bất đồng đối với các quy tắc ấy. Qua sự phân tích, tôi sẽ đưa ra những ý kiến hay lời khuyên mang tính hàm súc, hoặc mở rộng hoặc mang tính trọng điểm hơn.

[1] Nhân vật dám nghĩ dám làm đáng ngưỡng mộ hơn nhân vật thành đạt.

[2] Đừng quên những gì thú vị đối với người viết không có nghĩa chúng cũng sẽ hấp dẫn người xem. Chúng khác nhau xa lắm!

[3] Cần thử nghiệm chủ đề sáng tác, nhưng viết đến cuối câu chuyện mới biết nó thật sự kể về điều gì, thì bạn nên viết lại là vừa.

[4] Ngày xửa ngày xưa, có______________. Hằng ngày,_________. Một ngày nọ_____________. Vì vậy,______________. Cuối cùng____________.

[5] Đơn giản. Tập trung. Kết hợp nhân vật. Tránh lòng vòng. Bạn cảm thấy như đang đánh mất thứ gì đó quý giá; nhưng bù lại, bạn được giải thoát khỏi sự ràng buộc.

[6] Nhân vật có thế mạnh và sở trường gì? Hãy thay bằng điểm yếu và sở đoản của anh ta. Thách thức anh ta, xem anh ta xoay sở như thế nào?

[7] Nghĩ ra phần kết, rồi mới đi vào phần giữa câu chuyện. Nghiêm túc mà nói, phần kết là phần khó nhất, nên cần ưu tiên giải quyết trước.

[8] Viết xong câu chuyện là thôi cho dù nó vẫn còn đầy thiếu sót, rồi đi tiếp. Cố gắng làm tốt hơn trong lần sau.

[9] Khi bạn rơi vào thế bí, hãy lập danh sách những tình tiết sẽ không xảy ra… nó nhiều khi sẽ giúp bạn thoát khỏi thế bí.

[10] Lôi những câu chuyện ưa thích ra đọc. Nhận diện điều bạn yêu thích trong câu chuyện, rồi vận dụng chúng vào sáng tác của mình.

[11] Viết câu chuyện ra giấy để tiện bề chỉnh sửa. Ý tưởng tâm đắc nếu không được bạn chia sẻ với ai, nó sẽ vẫn “ngủ yên” trong đầu bạn.

[12] Đừng vội chộp lấy ý tưởng đầu tiên nảy ra trong đầu. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy ý tưởng thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm,… sẽ lần lượt xuất hiện.

[13] Tạo cá tính cho nhân vật. Bạn có lẽ yêu thích tuýp nhân vật ngoan hiền, thụ động, dễ bảo, nhưng nó sẽ là “liều thuốc độc” đối với độc giả.

[14] Bạn sáng tác câu chuyện bằng niềm tin cháy bỏng nào trong bạn? Niềm tin cháy bỏng góp phần làm nên linh hồn của câu chuyện.

[15] Nếu muốn thấu hiểu tâm can nhân vật trong hoàn cảnh nhất định, bạn hãy đặt mình vào vị trí của anh ta.

[16] Nhân vật vấp phải khó khăn, trở ngại nào? Cho độc giả lý do để động viên, khích lệ nhân vật khi anh ta thất bại.

[17] Chẳng có gì là lãng phí. Nếu hiện tại nó vô dụng, cứ để đó, rồi đi tiếp – Sau này quay lại, biết đâu nó sẽ hữu ích thì sao?!

[18] Bạn cần hiểu rõ sự khác biệt giữa làm việc hết sức mình với làm việc thái quá. Kể chuyện là sự thử nghiệm, chứ không phải sự trau chuốt.

[19] Nhân vật vướng vào rắc rối do sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng sẽ thật giả tạo nếu nhân vật thoát khỏi rắc rối cũng do sự trùng hợp ngẫu nhiên.

[20] Đem bộ phim bạn không thích ra mổ xẻ, phân tích. Bạn có cách dàn dựng lại bộ phim theo đúng ý mình được không?

[21] Bạn sẽ không thể sáng tác được câu chuyện hay nếu như không có khả năng đồng cảm với nhân vật.

[22] Điểm mấu chốt của câu chuyện là gì? Nếu nắm được nó, bạn có thể dựa vào đó để sáng tác câu chuyện.

Download file tài liệu phân tích 22-QUY-TẮC-CỦA-PIXAR.pdf (67 downloads)

Tổng hợp: Ngọc Ánh

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *