GAME 1: PHỐI HỢP ĐỒNG ĐỘI
Mục đích
- Phát huy tinh thần tương trợ lẫn nhau trong tập thể
- Rèn luyện tư duy cùng thắng
- Tạo sự gắn kết toàn đội ngũ
Dụng cụ – chuẩn bị
- 2 chiếc vòng khổ lớn (to hơn bụng 1 người trưởng thành).
Quy trình tổ chức
- Tạo thành nhóm ít nhất 12 thành viên, đứng thành vòng tròn và nắm tay nhau.
- Người chơi ở vị trí đầu tiên sẽ nhận được chiếc vòng lớn và luồn người đưa chiếc vòng đến vị trí thứ hai cho bạn của mình mà không được buông tay của người bên cạnh.
- Nhiệm vụ của các thành viên còn lại là chuyển chiếc vòng đến vị trí người cuối cùng mà không được phá vỡ vòng tròn.
- Trò chơi kết thúc khi vòng trong được chuyển đến vị trí cuối cùng.
Câu hỏi thảo luận
- Các vấn đề gặp phải là gì? Các bạn giải quyết như thế nào?
- Vai trò mỗi cá nhân trong hoạt động này ra sao? Các bạn thể hiện đến đâu?
- Có thể ứng dụng bài học gì qua trò chơi này vào công việc?
GAME 2: CHUNG LƯNG ĐẤU CẬT
Mục đích
- Phát huy tinh thần tương trợ lẫn nhau trong tập thể
- Rèn luyện tư duy cùng thắng
- Tạo sự gắn kết toàn đội ngũ
- Dụng cụ – chuẩn bị
Không dùng dụng cụ cho hoạt động này
Quy trình tổ chức
Hoạt náo viên cho mỗi đội nắm tay nhau thàn vòng tròn, hướng mặt ra ngoài.
Theo sự điều khiển của người quản trò, toàn đội ngồi xuống đất dựa lưng vào nhau – có thể nắm tay hoặc đan tay vào nhau
Khi có hiệu lệnh của hoạt náo toàn đội đứng dậy một lúc.
Ban đầu có thể cho từng đội một thực hiện bài tập này, sau đó nâng dần số lượng lên toàn đội (8 – 10 người) – cuối cùng có thể cho toàn bộ các đội nối thành vòng tròn lớn thực hiện để tạo sự gắn kết mọi người.
Gợi ý:
Trong hoạt động này bạn phải hỗ trợ những người bên cạnh đứng lên để có thể đứng lên => trong tổ chức mọi thành viên đều có liên quan với nhau, giúp đỡ đồng nghiệp thành công cũng chính là tạo thành công cho chính mình.
Những người khỏe (thường là nam) cần đóng vai trò trụ cột để nâng đồng đội mình lên => dù muốn hay không luôn có rất nhiều người kỳ vọng vào bạn.
Ban đầu bài tập này có thể khá khó khăn (nhất là với số lượng lớn người chơi), nhưng nếu đồng lòng chung sức thì chắc chắn mọi người sẽ thực hiện thành công => có những người đồng đội luôn hỗ trợ, chúng ta có thể vượt qua mọi thử thách.
chiến thắng cá nhân trong trò chơi này.
Câu hỏi thảo luận
- Các vấn đề gặp phải là gì? Các bạn giải quyết như thế nào?
- Vai trò mỗi cá nhân trong hoạt động này ra sao? Các bạn thể hiện đến đâu
- Có thể ứng dụng bài học gì qua trò chơi này vào công việc?
GAME 3: TIN VÀO ĐỒNG ĐỘI
Mục đích
- Phát huy tinh thần tương trợ lẫn nhau trong tập thể
- Rèn luyện tư duy cùng thắng
- Tạo sự gắn kết toàn đội ngũ.
Dụng cụ – chuẩn bị
• Một mặt phản cao hơn đầu 1,5m – 1,8m (có thể dùng bàn và ghế để tạo mặt phẳng cao)
Quy trình tổ chức
• Trước khi bắt đầu trò chơi, quản trò yêu cầu tất cả người tham gia bỏ đồng hồ, nhẫn, dây đeo. Vật dụng trong túi áo và quần ra bên ngoài cơ thể.
Hoạt động 1:
- Mọi người đứng vai kề vai thành một vòng tròn
- Một người sẽ xung phong trở thành người rơi và bước vào giữa vòng tròn
- Những người còn lại sẽ thành người bắt và đứng cạnh nhau thành vòng tròn. Người đứng phía sau người roi sẽ là người bắt chính, sẽ bắt đầu và kết thức trò chơi.
- Trò chơi bắt đầu, người rơi ngã lưng thoải mái về người bắt chính. Người bắt sẽ đẩy người rơi xung quanh vòng tròn. Người rơi phải thả lỏng cơ thể và nương theo hướng rơi của người đẩy.
- Tránh đẩy người rơi đến người bắt ở vị trí đối diện, chỉ đẩy sang phải hoặc trái. Lưu ý chỉ chuyển người rơi trôi từ người này sang người kia, không ném người đó.
Hoạt động 2:
- Bắt đầu bằng cách yêu cầu tình nguyện viên: 1 sẽ là người rơi & 1 sẽ là người kiểm soát. 2 người bắt đầu di chuyển lên chiếc sàn cao phía trên.
- Những người còn lại xếp thành 2 hàng đứng đối mặt vào nhau, ngay bên góc phải của mặt phẳng cao, những người này sẽ là người bắt lấy người rơi. Những người tham gia trong hàng xếp từ thấp nhất đến cao nhất khi đo bằng chiều cao của vai. 2 người đứng đối diện nên có chiều cao bằng nhau. Từng cặp sẽ đưa tay về phía trước, kết thành một thế vững chắc để đỡ người rơi xuống.
- Công việc của người kiểm soát là chắc rằng người rơi rơi đúng cách, và vị trí rơi phải giữa 2 hàng bên dưới để người bắt có thể bắt lấy. Bởi vì người rơi phải xoay lưng lại, ôm 2 tay vào vai thật chặt. Người kiểm soát bào người rơi phải rơi thẳng người và không đc cong người lại trong lúc rơi và phải rơi thẳng xuống phía dưới.
- Trong lúc rơi, người rơi bắt buộc không đc mở tay mình ra và vẫn giữ ở vị trí so vai trong lúc rơi để không làm bị thương người bắt bên dưới.
- Khi người rơi bắt đầu, người kiểm soát sẽ điều chỉnh vị trí rơi cho đúng, bảo người rơi thở thật sâu. Những người bắt phải thật sự tập trung và đón lấy bạn mình, có thể đưa đầu ra ngoài để tránh bị tổn thương.
- Lần lượt người chơi trở thành người rơi, người vừa rơi quay trở lại hàng để đón bạn mình nếu có ai không muốn tham gia thì cũng không ép buộc.
Câu hỏi thảo luận
- Các vấn đề gặp phải là gì? Các bạn giải quyết như thế nào?
- Vai trò mỗi cá nhân trong hoạt động này ra sao? Các bạn thể hiện đến đâu?
- Có thể ứng dụng bài học gì qua trò chơi này vào công việc?
GAME 4: DẪN ĐƯỜNG BỊT MẮT
Mục đích
- Phát huy tinh thần tương trợ lẫn nhau trong tập thể
- Rèn luyện tư duy cùng thắng
- Tạo sự gắn kết toàn đội ngũ.
Dụng cụ – chuẩn bị
- Khăn che mắt cho mỗi người chơi
- Đoạn đường gồ ghề khó đi
- Các chai nước nhựa để làm vật cản (nếu có).
Quy trình tổ chức
- Mỗi người trong nhóm dùng khăn che mắt mình lại và phải giữ chúng cho đến khi trò chơi kết thúc.
- Người quản trò đọc lời nhập: “Nhóm của bạn đang có một cuộc hành trình bước vào thành phố cổ đại, nhà nghiên cứu đã dẫn bạn đến một người có thể dẫn dắt đội nhóm của bạn đến phần còn sót lại của thành phố. Nó nằm sâu tận trong khu rừng hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài. Bạn phải thuyết phục người dẫn đường thông qua một người phiên dịch và anh ta đã đồng ý dẫn dắt các bạn đi. Trên đường đi có rất nhiều kho báo, tiền và vàng, đá quý. Người dẫn đường không muốn bất kỳ ai lấy chúng đi, vì vậy, các bạn đồng ý rằng sẽ che mắt mình lại và không được mở ra trong suốt chuyến đi. Người dẫn đường không tin tưởng vào người phiên dịch nên người phiên dịch đã không đi cùng các bạn. Người hướng dẫn không nói ngôn ngữ của bạn vì thế không có sự truyền thông ở đây. Nếu có, chỉ là những âm thanh hay tiếng ồn mà bạn bắt buộc phải tự phiên dịch. Người dẫn đường sẽ ở đây trong vài phút, các bạn hãy sẵn sàng. Có ai có bất kỳ câu hỏi nào không?
- Sau khi trả lời bất kỳ thắc mắc nào, chọn một người tham gia bằng cách vỗ vào vai họ, bảo họ bỏ khăn che mắt ra và đi theo bạn. Dẫn người đó đi ra ngoài và nói người đó về vai trò dẫn dát cả nhóm. Nhiệm vụ của người đó là dắt cả nhóm đến đích an toàn (cho người đó biết địa điểm đến). Mọi người không được quyền nói nhưng có thể huýt sáo, vỗ tay hay làm bất kỳ điều gì để giao tiếp với nhau. Họ chỉ có thể chạm vào một người cùng 1 lúc và bằng tay.
- Dẫn người dẫn dắt nhóm quay lại và bảo cả nhóm rằng người hướng dẫn đã sẵn sàng.
Câu hỏi thảo luận
- Các vấn đề gặp phải là gì? Các bạn giải quyết như thế nào?
- Vai trò mỗi cá nhân trong hoạt động này ra sao? Các bạn thể hiện đến đâu?
- Có thể ứng dụng bài học gì qua trò chơi này vào công việc?
GAME 5: MÊ CUNG
Mục đích
- Phát huy tinh thần tương trợ lẫn nhau trong tập thể
- Rèn luyện tư duy cùng thắng
- Tạo sự gắn kết toàn đội ngũ.
Dụng cụ – chuẩn bị
- Ghế
- Chỉ, dây cước hoặc dây nilon hoặc dây thừng nhỏ.
Quy trình tổ chức
- Chia nhóm thành hai đội. Phát cho mỗi đội một cuộn chỉ, dây cước hoặc dây thừng nhỏ và một số ghế.
- Mỗi đội ở một phần sân riêng của mình hay ở hai góc riêng trong phòng.
- Thành viên từng đội phải hợp tác xây dựng một mê cung bằng ghế, dây và bất cứ thứ gì có được. Mê cung có thể có nhiều ngã rẽ và góc chết.
- Khi chế tác xong, các nhóm đổi vị trí cho nhau, nhóm A tiến đến mê cung của nhóm B và ngược lại. Mỗi nhóm cử một người xung phong bịt mắt, quay vòng một vài lần, sau đó tiến vào mê cung của đội bạn. Khi khám phá mê cung, người bị bịt mắt sẽ được đồng đội hướng dẫn bằng lời nói, không được đụng chạm, đồng thời cũng bị đội bạn “quấy nhiễu” cho lạc hướng.
- Bạn có thể chơi nhiều lần với nhiều người khác nhau nhưng mỗi đội phải đổi mê cung khi đến lượt chơi của người khác để tăng thêm phần thách thức.
Câu hỏi thảo luận
- Các vấn đề gặp phải là gì? Các bạn giải quyết như thế nào?
- Vai trò mỗi cá nhân trong hoạt động này ra sao? Các bạn thể hiện đến đâu?
- Có thể ứng dụng bài học gì qua trò chơi này vào công việc?
BÀI VIẾT GẦN ĐÂY
TẠO ĐỘNG LỰC VÀ TƯ DUY TÍCH CỰC BẰNG QUY TẮC CỘNG VÀ TRỪ
Quy tắc cộng và trừ này có nghĩa gì các Anh Chị, nó…
TẠO ĐỘNG LỰC TÍCH CỰC BẰNG CÔNG THỨC NPK
Mọi thứ đang xảy ra, mình không thể thay đổi cách thức mà…
CÁCH GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI THEO TÍNH CÁCH DISC
DISC là một mô hình phân tích hành vi đơn giản, thiết…
5 YẾU TỐ TẠO RA NĂNG LƯỢNG
Một trong những chia sẻ rất hay của Thầy Andy trong Chương Trình…
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC BÁN HÀNG BẰNG DISC
DISC là từ viết tắt của 4 đặc điểm tính cách gồm Dominance…