Công cụ D.I.S.C – được dùng để xây dựng tiêu chí đánh giá hành vi – sẽ giúp người lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp biết cách bố trí nhân lực như thế nào để xây dựng lên một nhóm làm việc hiệu quả, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, quản lý xung đột, tuyển dụng nhân sự phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp, đào tạo và huấn luyện nhân sự hợp lý,…
Tuy nhiên, để ứng dụng được trơn tru trong vận hành doanh nghiệp, các nhà quản lý cần thời gian luyện tập, trau dồi không hề ít. Mỗi nhóm tính cách lại mang trong mình một điểm mạnh, điểm yếu, thiên hướng cũng như thói quen khác nhau. Từ đó, nó ảnh hưởng đến cách làm việc, ứng xử và hợp tác. Dưới đây là một vài lời khuyên trong khi làm việc với từng nhóm tính cách:
Nhóm D – Dominance – Thống lĩnh
- Cho người nhóm D thấy họ là số 1 (hoặc cách để trở thành số 1).
- Không nên quá chi li trong công việc.
- Mọi thứ phát sinh đều cần có lý do hợp lý của nó.
- Luôn dành những lời khen cho họ.
- Trao họ quyền hạn nhất định (nên là quyền lãnh đạo hoặc tự chủ).
- Thường xuyên tạo những thay đổi mới trong môi trường làm việc và để họ giải quyết các vấn đề mới
Nhóm I – Influence – Ảnh hưởng
- Luôn tỏ ra tích cực và ủng hộ các ý kiến của họ.
- Quan tâm đến cảm xúc của họ.
- Cho thấy không chỉ sự quan tâm mà còn sự khâm phục trước tài năng của họ.
- Không nên quá chi li trong công việc.
- Tránh các công việc lặp lại.
- Khen thưởng cá nhân thường xuyên với những người thuộc nhóm I.
Nhóm S – Steadiness – Kiên định
- Mọi vấn đề bạn muốn bàn bạc hoặc giao cho họ cần có lý do cụ thể.
- Cung cấp dữ liệu và bằng chứng sẽ giúp họ làm việc đảm bảo và nhanh chóng hơn.
- Người nhóm S khá ngại rủi ro nên khi bắt đầu một dự án cần đảm bảo với họ rằng cách làm của bạn đã hạn chế rủi ro nhất có thể.
- Không nên phản ứng quá gay gắt với người nhóm S.
- Quan tâm đến người nhóm S theo cách chân thành và ngưỡng mộ sự kiên trì của họ.
Nhóm C – Compliance – Tuân thủ
- Khi đưa ra và đề xuất ý kiến cần giải thích cặn kẽ.
- Nhóm C không thích sự qua loa và thiếu Logic.
- Đưa những dữ liệu phân tích chi tiết nhất để đảm bảo người nhóm C sẽ làm được tốt nhất.
- Dành thời gian cho người nhóm C suy nghĩ & phản biện vì họ thích nhìn sâu vào vấn đề và việc này sẽ cần chút thời gian.
- Nhóm C không phải mẫu người vội vã.
- Không nên phản ứng quá gay gắt với người nhóm S.
- Cẩn trọng hỏi về những thứ bạn cần họ giải thích.
Ngoài ra, các nhà quản lý cũng cần quan tâm đến một số lưu ý sau:
1. Xác định rõ ràng phong cách học tập cũng như làm việc của một cá nhân. Khi có được những thông tin này, người quản lý có thể biết được cách thức phát triển và bồi dưỡng phù hợp đối với từng nhân viên cũng như cách quản lý sao cho các nhân viên đạt được hiệu quả làm việc cao nhất.
2. Tránh việc thường xuyên xếp hai người cùng thuộc nhóm D (Dominant – Xông xáo) vào chung một nhóm hay một dự án vì cả hai đều muốn nắm giữ vị trí lãnh đạo.
3. Giao cho nhân viên những vai trò phù hợp với tính cách của họ. Nếu nhân viên được giao những nhiệm vụ yêu cầu họ phải thể hiện những tính cách mâu thuẫn với con người thực, họ có thể cảm thấy căng thẳng và bất mãn với công việc.
4. Hình thành một tập hợp những người có tính cách khác nhau vào một nhóm (nếu có thể).
5. Xác định được mỗi nhân viên thuộc về nhóm tính cách nào để có thể giao cho họ những công việc có thể tận dụng tối đa thế mạnh của họ.
DISC là một công cụ không quá phức tạp nhưng lại vô cùng hữu ích khi sử dụng trong quản trị nhân sự. Thật tuyệt nếu nhà quản lý có thể ứng dụng phương pháp này vào thực tiễn công việc một cách hiệu quả.
Sưu tầm